Nhìn lại BCTC năm 2018 của FTM: Những vấn đề và dấu hiệu lỗ cho 2019
Hơn một tuần nay, vụ việc liên quan đến cổ phiếu FTM của Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Đức Quân – Fortex (mã FTM – HOSE) đã gây sự chú ý đặc biệt của thị trường khi 11 công ty chứng khoán được cho là “bị hại” đã nhóm họp để bàn cách giải quyết. Theo đó, mới đây Mr. Phan Lê Thành Long – Giám đốc Viện Kế toán Quản trị công chứng Úc (CMA Australia) tại Việt Nam cũng đã đưa lên facebook cá nhân dòng trạng thái về chủ đề này và nhận được rất nhiều bình luận, chia sẻ.
Dưới đây là toàn bộ phần chia sẻ của Mr. Phan Lê Thành Long, hãy cùng AFA tìm hiểu và đưa ra quan điểm riêng của bản thân về vấn đề này nhé!
FTM thì đang hot, anh Thường còn hot hơn cả showbiz. Có lẽ vì thế anh Huy Mac bảo là xem thử BCTC xem có cái gì hay không, chứ bình thường chả ai thèm ngó đến BCTC của cái công ty này làm gì Thực tế là vì nó hot lên xem, và cũng có thể lấy đó làm bài học kinh nghiệm cho mảng quản trị rủi ro và financing risk cho các công ty chứng khoán cũng tốt.
Mình xem lại BCTC năm 2018 của FTM để xem những vấn đề và dấu hiệu lỗ cho 2019 như thế nào, sau đó mới xem đến BCTC 6 tháng 2019.
1️⃣ Earnings persistent
Năm 2018, Lợi nhuận trước thuế là 31,7 tỷ, LN sau thuế là 28,3 tỷ. Chỉ cần làm một đánh giá đơn giản ta có thể thấy:
(1) Lãi cho vay ngắn hạn 8,8 tỷ: khoản doanh thu tài chính tính trên các khoản cho vay các bên liên quan không có tài sản đảm bảo. Các khoản lãi này là dự thu, tức là chưa thu được tiền. Số dư phải thu lãi cho vay tại 31/12/2018 lên đến 30,4 tỷ. Khoản này giống như kiểu ngân hàng tính lãi dự thu trên nợ xấu, tất nhiên có thể coi là tính lãi ảo.
(2) Lãi phải thu Cty CP Bất động sản Đại Cường 25,875 tỷ, cũng như trên từ khoản cho vay hợp tác đầu tư, tính lãi mà chưa thu tiền của bên liên quan đến chủ tịch Thường.
Chỉ cần tổng 2 khoản lãi ảo (1) và (2) trên đã cho kết quả kinh doanh 2018 là lỗ rồi, vậy 2019 trade war ảnh hưởng nặng hơn thì còn cửa gì?
2️⃣ Earnings quality
Để đánh giá earnings quality thì cần kỹ thuật cao hơn một chút. Ngoài 2 khoản trên coi như lãi ảo, chúng ta sẽ thấy doanh thu 2018 tăng mạnh trong bối cảnh ngành sợi là ngành chịu ảnh hưởng tiêu cực lớn nhất từ Trade War do tỷ giá và giảm nhu cầu từ thị trường Trung Quốc. Vấn đề là chất lượng doanh thu như thế nào?
Khoản phải thu khách hàng từ các bên liên quan Cty CP Tân An (32 tỷ), Cty Phú Việt (38,8 tỷ), Cty CP Đầu tư 3GR (24 tỷ) cho dấu hỏi to đùng về doanh thu có thật không?. Lưu ý rằng FTM còn có số dư Trả trước người bán rất lớn với các công ty này, trả trước 3GR lên đến 147,8 tỷ, Phú Việt lên đến 72,7 tỷ.
Nếu ai hiểu được thế nào là Accrual Shift thì có thể hiểu được những khoản mua bán, chuyển thể dạng này thì khả năng tạo ra các giao dịch doanh thu ảo là rất lớn.
Con số lỗ 2018 có thể đã rất lớn rồi.
3️⃣ Asset quality
Trước đó, công ty có cùng sếp Thường là chủ tịch, Tập đoàn Đại Cường, đã góp vốn bằng tài sản (BĐS) được định giá 350 tỷ trong tổng 500 tỷ vốn điều lệ. Việc định giá BĐS có thể khiến nhiều người nghi ngờ về việc có hay không nâng giá trị tài sản góp vốn. Nhưng bên cạnh khoản góp vốn bằng tài sản trên, Chất lượng tài sản yếu nhất nằm ở Khoản phải thu về cho vay các bên liên quan đến nguyên chủ tịch Thường.
Tổng phải thu về cho vay các bên liên quan gồm Tập đoàn Đại Cường, BĐS New City, một số cá nhân tại 31/1/2018 là 111,5 tỷ và tại 30/6/2019 là 104,4 tỷ.
Và vì vốn có 500 tỷ, trong đó 350 tỷ góp bằng tài sản rồi, nên tài trợ cho Phải thu khách hàng lớn, Phải thu về cho vay lớn, HTK tồn đọng do kinh doanh yếu, nên Công ty phải đi vay nợ ngắn và dài hạn lớn, kéo theo chi phí lãi vay lớn.
Các bên liên quan nêu trên chỉ được trình bày trong BCTC 2018, còn BCTC 6 tháng 2019 thì không trình bày là bên liên quan nữa, có lẽ nguyên nhân là do Mr. Thường không còn đứng chức danh chủ tịch, nhưng việc ảnh và người liên quan còn nắm đến hơn 40% cổ phần thì có lẽ vẫn có ảnh hưởng đáng kể của một bên liên quan.
Chỉ cần làm bài tập Financial Due Diligence đơn giản thì có thể hiểu được FTM lỗ lớn từ năm trước rồi, đến đầu 2019 báo lỗ là dự báo được rõ ràng, nếu thực sự quan tâm, bỏ tiền cho vay margin.
Câu chuyện đặt ra là động lực lợi nhuận từ spread thu được cuả công ty chứng khoán có đủ lớn để cover rủi ro cho vay margin mã FTM? hay hệ thống financing risk management thiếu hoặc yếu? CTCK biết rõ nếu công ty như FTM báo lỗ thì sẽ “bị cắt” margin.
Giờ cộng với khó khăn từ Trade war và tỷ giá, và có khi quan trọng hơn là cá nhân đã “kiếm” đủ, công ty không còn động lực báo lãi nữa, thì lỗ thật nó “lòi” ra thôi. Một số CTCK nhỏ có thể hệ thống Scoring không tốt, nhưng một số CTCK lớn cũng “dính” vụ này thì cũng hơi lạ một chút.
4. Behind the Numbers – Phương pháp phát hiện gian lận BCTC
???? Thông tin chi tiết chương trình Behind the Numbers – Phương pháp phát hiện gian lận BCTC: https://goo.gl/qJFpjE
☎️ Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
1. Hotline: 094.238.6611 – 097.140.8689
2. Email: [email protected] ( Ms. Hồng) – [email protected] – [email protected]
3. Trực tiếp: Tầng 3, Tòa nhà GP Invest, 170 La Thành, Đống Đa, Hà Nội