Phân tích kinh tế vĩ mô ứng dụng trong đầu tư (MAI)
Ưu đãi đóng sớm 5%
Ưu đãi 5% khi đóng học phí đến hết ngày 13/09/2024Liên hệ nhận ưu đãi trực tiếp
Phân tích kinh tế vĩ mô ứng dụng trong đầu tư (Macroeconomics Analysis for Investment – MAI) là chương trình thuộc Cấp độ 2 (Level 2) theo chuẩn quốc tế về lập kế hoạch đầu tư để trở thành Chuyên môn “Phân tích & lập kế hoạch đầu tư – Associate Wealth Planner”
MAI là chương trình theo chuẩn phân tích của các quỹ đầu tư, ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới, với sự kết hợp đặc biệt giữa lý thuyết kinh tế vĩ mô và phân tích định lượng các tác động ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến thị trường tài chính nhằm giúp cho học viên được trang bị phương pháp phân tích toàn diện khi đánh giá thị trường tài chính hoặc một phân lớp tài sản đầu tư.
MAI được thiết kế để cung cấp kiến thức tổng quan về sự vận hành của nền kinh tế, trong đó xem xét một cách tổng thể cấu trúc, cách thức ra quyết định và các chỉ số quan trọng đo lường hiệu suất của nền kinh tế. Trong chương trình MAI, học viên sẽ thực hành các phương pháp phân tích kinh tế vĩ mô với các công cụ thống kê và phân tích dữ liệu toàn diện từ thực tế của nền kinh tế Việt Nam và thế giới, các ngành kinh tế với sự hướng dẫn và huấn luyện bởi các chuyên gia giảng viên giàu kinh nghiệm thực tiễn và nền tảng kiến thức theo chuẩn của các quỹ đầu tư quốc tế. MAI phát triển kỹ năng phân tích và khả năng đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để học viên có khả năng dự báo xu hướng tăng trưởng của các thị trường tài chính.
MAI gồm có 6 modules chính:
- Module 1: Tổng quan về nền kinh tế và các chỉ số kinh tế
- Module 2: GDP và lạm phát.
- Module 3: Chính sách tiền tệ và tỷ giá.
- Module 4: Chính sách tài khóa và sự phối hợp với chính sách tiền tệ
- Module 5: Các lớp tài sản và chu kì đầu tư
- Module 6: Lập kế hoạch tài chính & xây dựng danh mục theo hồ sơ rủi ro
Một số nội dung khác biệt và được chú ý như chính sách tiền tệ, cơ chế điều hành tỷ giá tại Việt Nam và la bàn đầu tư bên cạnh những nội dung chuẩn về phân tích kinh tế vĩ mô và cấu trúc thị trường tài chính.
Đặc biệt với sự hợp tác giữa AFA và WiGroup, học viên AFA sẽ được cấp TK 45 ngày sử dụng miễn phí ứng dụng WiChart.
Cấu trúc đào tạo Phân tích kinh tế vĩ mô ứng dụng trong đầu tư (MAI)
Toàn bộ nội dung chương trình được giảng viên thực hiện giảng dạy trực tiếp thông qua: Lớp học Zoom trực tuyến (Cách download và sử dụng phần mềm Zoom: https://bit.ly/2BfMdBT)
- Thời gian học: 06 buổi học Zoom trực tuyến (Tối từ 18h30 – 21h00)
- Các buổi học Zoom được record xem lại trong vòng 3 tháng sau khi kết thúc lớp.
Ngoài ra, học viên có thể học thông qua một số Video đào tạo trên hệ thống AFA Online. Học viên được tạo tài khoản trên trang AFA Online (Hệ thống đào tạo trực tuyến của AFA – LMS “Learning Management System” và học không giới hạn trong vòng 01 năm các video bài giảng/tài liệu đào tạo của chương trình.
(*) Chi tiết:
- Trong quá trình học trực tuyến học viên sẽ được tương tác trực tiếp với giảng viên qua Group lớp Zalo, đặt câu hỏi và được hỗ trợ trong suốt quá trình học tập.
- Tài khoản học viên chương trình MAI được cấp trong vòng 01 năm (AFA sẽ cập nhật các thông tin và nội dung đào tạo mới trực tuyến)
- Tài khoản Báo cáo thị trường chứng khoán và Quản lý danh mục được cấp trong vòng 03 tháng (Các báo cáo về quản lý danh mục đầu tư định kỳ hoặc gắn với những sự kiện nổi bật, Cập nhật đánh giá cổ phiếu và nhóm cổ phiếu…)
- Định kỳ hàng tháng, đội ngũ cố vấn tài chính của AFA Capital sẽ có 1 buổi online qua Zoom trao đổi về triển vọng vĩ mô và góc nhìn của AFA Capital về thị trường.
___________________________
Định hướng hành nghề Cố vấn tài chính chuyên nghiệp
Sau khi hoàn thành chương trình, các bạn muốn chọn sự nghiệp Cố vấn tài chính có thể đăng ký để trở thành AWP – Chứng nhận Thành viên dự bị cấp độ 2 (Associate member 2) – Chuyên môn “Phân tích & lập kế hoạch đầu tư – Associate Wealth Planner” và được công bố thông tin trong danh bạ Cố vấn tài chính của VWA.
Để đạt được danh vị AWP, người tham gia cần:
- Đã hoàn thành chương trình Đại học/Cao đẳng trong hoặc ngoài nước
- Tham gia và hoàn thành Cấp độ 1 (AFP) bao gồm chương trình Wealth Intelligence – Tài chính cá nhân và Quản lý tài sản đầu tư
- Tham gia và hoàn thành Cấp độ 2 (AWP) bao gồm 2 chương trình: MAI – Macroeconomics Analysis for Investment (Phân tích kinh tế vĩ mô ứng dụng trong đầu tư) và CGBA – Certified Global Business Analyst (Phân tích tài chính và kinh doanh toàn cầu)
- Hoàn thành đơn gia nhập, đóng phí gia nhập và phí hội viên
Quyền lợi của AWP:
- Niêm yết thông tin công khai và chính thức để được công nhận về năng lực lập kế hoạch tài chính và quản lý tài sản đầu tư
- Nhận các ưu đãi từ các sản phẩm tài chính từ các doanh nghiệp là đối tác chính thức của VWA
- Tham dự miễn phí các hội thảo chuyên môn của VWA
- Cung cấp các tài liệu, ấn phẩm chuyên môn của VWA dành cho hội viên chính thức
- Đủ tiêu chuẩn để tiếp tục tham gia Cấp độ 3.
Ngoài ra, các AWP sẽ được được các chuyên gia của AFA Capital hỗ trợ:
- Hợp tác cùng AFA Capital phát triển khách hàng lập kế hoạch tài chính và quản lý danh mục đầu tư.
- Được các cố vấn tài chính của AFA Capital hỗ trợ 1 – 1 trong quá trình Lập kế hoạch và Quản lý danh mục đầu tư cho bản thân và khách hàng của AFP.
- Được hỗ trợ đào tạo chuyên môn từ các cố vấn tài chính của AFA Capital và các định chế tài chính chuyên nghiệp: Công ty Quản lý Quỹ Dragon Capital, Công ty Quản lý Quỹ VinaCapital, Công ty Quản lý Quỹ PVCB Capital, …
NỀN KINH TẾ VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO?
Địa điểm | |
---|---|
Khai giảng | |
Lớp | AFA Online |
Thời gian | Buổi tối từ 18h30 - 21h00 |
Thời lượng | 6 buổi học x 2,5 giờ |
Học phí | 9.500.000 VNĐ |
Gói học phí | |
Liên hệ nhận ưu đãi trực tiếp |
Nội dung chính
STT TÊN HỌC PHẦN MỤC TIÊU ĐÀO TẠO BUỔI 1: TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ VÀ CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ
1,1 Cấu trúc khóa học Giới thiệu cho học viên cấu trúc của chương trình AWP và 2 học phần MAI và CGBA và lộ trình để trở thành cố vấn tài chính cá nhân 1,2 Nền kinh tế vận hành như thế nào? Trình bày về những thành phần cơ bản trong một nền kinh tế và những yếu tố định lượng và định tính trong nền kinh tế 1.2.1 Định tính 1.2.2 Định lượng Chỉ báo trễ Chỉ báo đồng thời Chỉ báo Dẫn dắt 1,3 Chính sách kinh tế và những tác động đến nền kinh tế Thảo luận về những chính sách kinh tế và những tắc động của những chính sách này đến nền kinh tế trong thực tiễn 1.3.1 Tổng cung 1.3.2 Tổng cầu 1,4 Vai trò của chính phủ Nắm được vai trò và những công cụ của chính phủ trong điều hành nền kinh tế 1.4.1 Chính sách tài khóa 1.4.2 Chính sách tiền tệ 1,5 Điều hành kinh tế vĩ mô tại Việt Nam Thảo luận về vấn đề Điều hành Kinh tế Vĩ mô tại Việt Nam BUỔI 2: GDP VÀ LẠM PHÁT
2,1 Chỉ số nền kinh tế Nắm được những chỉ sổ cơ bản để phản ánh sức khỏe và hiện trạng của một nền kinh tế 2.1.1 Chỉ số bất thường 2.1.2 Chỉ số thông thường 2,2 GDP Hiểu về cách tính GDP và bóc tách những cấu phần để theo dõi đo lường thu nhập, cách tính, phân loại, các vấn đề nền kinh tế trong nước đang gặp phải. 2.2.1 GDP là gì? 2.2.2 Phương pháp tính GDP Mô hình dự phóng GDP từ các dữ liệu theo dõi được 2.2.3 Nguồn số liệu công bố 2,3 Lạm phát Hiểu về lạm phát, cấu phần của lạm phát và cách tính và sự ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế. Cách chính phủ và NHNN hành động để ứng phó với lạm phát. 2.3.1 Nguyên nhân lạm phát 2.3.2 Chỉ số giá tiêu dùng CPI 2.3.3 Dự phóng CPI Sử dụng các dữ liệu có thể thu thập được (giá xăng, giá thịt lợn, giá điện,…) để dự phóng CPI 2,4 Các chỉ số theo dõi CPI và GDP Hệ thống theo dõi các chỉ số vĩ mô 2,5 Bộ chỉ số vĩ mô theo dõi ngành phân bón Hệ thống chỉ số vĩ mô theo dõi ngành phân bón BUỔI 3: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ TỶ GIÁ
3,1 Chính sách tiền tệ Thảo luận về định nghĩa của chính sách tiền tệ và những vấn đề liên quan như cơ chế cung tiền, hệ thống tổ chức Ngân hàng Trung ương, những công cụ của Chính sách Tiền tệ 3.1.1 Cơ chế cung tiền 3.1.2 Hệ thống tổ chức Ngân hàng Trung ương 3.1.3 Công cụ của chính sách tiền tệ 3,2 Tỷ giá hối đoái Hiểu được mỗi nước trên thế giới sẽ có cơ chế điều hành tỷ giá khác nhau và sự khác nhau của cơ chế sẽ phụ thuộc vào tình hình kinh tế của mỗi nước. 3.2.1 Khái niệm tỷ giá 3.2.2 Cách yết giá Cách tính tỷ giá chéo 3.2.3 Tại sao tỷ giá quan trọng? 3.2.4 Lịch sử của chế độ tỷ giá 3.2.5 Phân loại tỷ giá 3,3 Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá 3.3.1 Trong dài hạn Hiểu được các yếu tố chính ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong dài hạn. 3.3.2 Trong ngắn hạn Hiểu được các yếu tố chính ảnh hưởng đến tỷ giá và lý thuyết bộ ba bất khả thi trong quản lý kinh tế vĩ mô. 3,4 Cơ chế điều hành tỷ giá tại Việt Nam Trình bày về chế độ tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam và chế độ tỷ giá thả nổi có biên độ có quản lý do Ngân hàng Nhà nước. 3.4.1 Cơ chế điều hành tỷ giá 3.4.2 Cơ chế neo trườn biên độ 3.4.3 Can thiệp của NHNN và thị trường ngoại hối Hiểu được các công cụ điều hành tỷ giá cũng như sự tác động của các công cụ đến mục tiêu điều hành tỷ giá của NHNN. BUỔI 4 : CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ SỰ PHỐI HỢP VỚI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 4,1 Chính sách tài khóa Thảo luận về định nghĩa của Chính sách Tài khóa và những vấn đề liên quan như Chính sách Tài khóa bắt nguồn từ Học thuyết Keynes, thế nào là Chính sách Tài khóa mở rộng và thắt chặt.,vấn đề về thu – chi Ngân sách Nhà nước và vấn đề nợ công của một quốc gia 4.1.1 Học thuyết Keynes 4.1.2 Chính sách tài khóa Mở rộng – Thắt chặt 4.1.3 Ngân sách Nhà nước 4.1.4 Nợ công 4.1.5 Vay nợ ngoài Quốc gia 4.1.6 Chênh lệch Lãi suất Trái phiếu Chinh phủ và VN-Index 4,2 Sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong các điều kiện kinh tế BUỔI 5: CÁC LỚP TÀI SẢN VÀ CHU KỲ ĐẦU TƯ 5,1 Tác động của lãi suất đến các lớp tài sản Hiểu đươc tác động của lãi suất đến các lớp tài sản cụ thể như Tiền gửi, ngoại tệ, vàng, trái phiếu, cổ phiếu và bất động sản 5.1.1 Tiền gửi 5.1.2 Ngoại tệ 5.1.3 Vàng 5.1.4 Trái phiếu 5.1.5 Cổ phiếu 5.1.6 Bất động sản 5,2 Mô hình cơ cấu lớp tài sản theo chu kỳ Thảo luận về mô hình cơ cấu lớp tài sản theo các pha của chu kỳ kính tế ứng với chính sách tiền tệ trong từng chu kỳ kinh tế, tìm ra được những ngành thuận lợi trong La bàn Đầu tư theo từng pha và mô hình tương quan về hiệu suất của VN-INDEX và các chỉ số của ngành 5.2.1 Chính sách Tiền tệ trong Chu kỳ kinh tế 5.2.2 Bốn giai đoạn của Đồng hồ Đầu tư 5.2.3 Ngành thuận lợi trong La bàn Đầu tư theo từng pha chu kỳ kinh tế 5.2.4 Ma trận tương quan về hiệu suất biến động hàng năm của VN-INDEX và các chỉ số ngành 5,3 Phân tích Chuỗi giá trị của ngành Trình bày cách để phân tích chuỗi giá trị của ngành 5,4 Nhóm ngành GICS 5,5 Phân tích triển vọng ngành dựa triển sự thay đổi về khối lượng và giá BUỔI 6: LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH & XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ THEO HỒ SƠ RỦI RO 6,1 Hồ sơ rủi ro và cách xác định hồ sơ rủi ro phù hợp với bản thân 6,2 Khung phân tích quản trị danh mục đầu tư đa lớp tài sản Trình bày khung phân tích và quản trị danh mục đầu tư đa lớp tài sản theo khung phân tích MAI 6,3 Cách lập kế hoạch tài chính & xây dựng danh mục đầu tư theo hồ sơ rủi ro Điểm nhấn chương trình
- Phân tích kinh tế vĩ mô ứng dụng trong đầu tư theo chuẩn quốc tế
- Công cụ và số liệu phân tích được thực hiện trên nền tảng Wichart
- Phân tích tình huống thực tiễn trên thị trường Việt Nam
- Chia sẻ kinh nghiệm của các chuyên gia hàng đầu
Gia nhập mạng lưới hội viên là các chuyên gia quản lý gia sản chuyên nghiệp.
Ai nên tham dự
- Nhà đầu tư tài chính
- Người muốn trở thành Chuyên gia quản lý gia sản (Associate Wealth Planner – AWP)
- Chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân, tư vấn khách hàng ưu tiên của ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty bảo hiểm
- Chuyên viên phân tích tài chính, chứng khoán
- Chuyên viên ngân hàng, tín dụng
- Người làm phân tích chiến lược và kinh doanh
Giảng viên
Mr. Nguyễn Minh Tuấn
MSc(Ger), CMA(Aust.)
Mr. Nguyễn Minh Tuấn MSc(Ger), CMA(Aust.) Anh Tuấn có hơn 22 năm kinh nghiệm làm việc về lĩnh vực ngân hàng và quản lý tài chính. Anh hoàn thành chương trình Thạc sỹ Khoa Học MSc tại trường Đại học Tổng hợp Otto von Guericker – Cộng hoà Liên Bang Đức (2007), anh Tuấn hiện […]
...
Chi tiếtLịch học
Câu hỏi thường gặp
1. Điều kiện để học chương trình MAI là gì? Chưa có kiến thức về tài chính có thể học chương trình không?
MAI là chương trình theo chuẩn phân tích của các quỹ đầu tư, ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới, với sự kết hợp đặc biệt giữa lý thuyết kinh tế vĩ mô và phân tích định lượng các tác động ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến thị trường tài chính nhằm giúp cho học viên được trang bị phương pháp phân tích toàn diện khi đánh giá thị trường tài chính hoặc một phân lớp tài sản đầu tư.
Những thuật ngữ cũng như những từ ngữ được sử dụng ở trong chương trình đều là những từ đơn giản dễ hiểu, phương pháp giảng dạy logic, chặt chẽ và khoa học để giúp mọi người dù là có kiến thức nền hoặc là không có kiến thức nền về đầu tư và tài chính đều có thể hiểu, phân tích và đánh giá tác động của các yếu tố vĩ mô đến việc việc thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
2. Học viên sẽ nhận được sự hỗ trợ gì từ AFA trong và sau khi chương trình kết thúc?
Trong quá trình học:
Trong quá trình học trực tuyến học viên sẽ được tương tác trực tiếp với giảng viên qua Group lớp Zalo, đặt câu hỏi và được hỗ trợ trong suốt quá trình học tập.
Tài khoản học viên được duy trì lượng truy cập không giới hạn trong vòng 1 năm (AFA sẽ cập nhật các thông tin và nội dung đào tạo mới trực tuyến).
Sau quá trình học:
Được các chuyên gia tài chính của AFA Capital hỗ trợ phân tích, hoàn thành bài dự án cuối khóa.
Hợp tác cùng AFA Capital phát triển khách hàng.
Được hỗ trợ đào tạo chuyên môn từ AFA Capital và các định chế tài chính
3. Sau khi học xong chương trình, học viên MAI có thể làm việc ở vị trí công việc nào?
- Nhà đầu tư tài chính
- Chuyên viên phân tích vĩ mô tại các công ty chứng khoán, ngân hàng,…
- Chuyên viên quản trị rủi ro thị trường tại các tổ chức tài chính
4. Sau 1 tháng nhận tài khoản Wichart miễn phí, sau đó nếu muốn tiếp tục sử dụng thì có ưu đãi gì không?
Sau 1 tháng nhận tài khoản Wichart miễn phí, nếu bạn muốn tiếp tục sử dụng thì bạn có thể đăng kí mua theo gói và nhận các ưu đãi khác từ nhà tài trợ Wigroup.
5. Có phải làm bài kiểm tra nào sau khi chương trình kết thúc để lấy chứng chỉ không?
Học viên cần hoàn thành bài dự án sau khi kết thúc 4 học phần của khóa học.
Chứng chỉ AWP chỉ được cấp sau khi học viên hoàn tất dự án MAI và dự án CGBA. Nếu học viên chỉ hoàn thành MAI thì AFA sẽ cấp chứng nhận hoàn thành khóa học.
6. Học xong chương trình thì sẽ được cấp chứng nhận gì? Chứng nhận được cấp bởi tổ chức nào?
Sau khi hoàn thành khóa học, các bạn muốn chọn sự nghiệp Cố vấn tài chính có thể đăng ký để trở thành AWP “Associate Wealth Planner” và được công bố thông tin trong danh bạ Cố vấn tài chính của Cộng đồng Cố vấn tài chính – VWA (https://vwa.org.vn/vi/)
7. Có các điều kiện nào cho học viên để có thể đạt AWP? (Bằng cấp, kinh nghiệm…)
Để đạt được danh vị AWP, người tham gia cần:
- Đã có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính đầu tư.
- Tham gia và hoàn thành Cấp độ 1 (AFP) bao gồm chương trình Wealth Intelligence – Tài chính cá nhân và Quản lý tài sản đầu tư.
- Tham gia và hoàn thành Cấp độ 2 (AWP) bao gồm 2 chương trình: MAI – Macroeconomics Analysis for Investment (Phân tích kinh tế vĩ mô ứng dụng trong đầu tư) và CGBA – Certified Global Business Analyst (Phân tích tài chính và kinh doanh toàn cầu)
- Hoàn thành đơn gia nhập, đóng phí gia nhập và phí hội viên
8. Các khoản phí để nhận chứng chỉ AWP như thế nào?
- Phí kiểm tra: Miễn phí
- Phí gia nhập: 550.000VND (đã bao gồm thuế GTGT)
- Phí hội viên và niêm yết thông tin một năm: 1.100.000VND (đã bao gồm thuế GTGT)
9. Quyền lợi khi đăng ký AWP như thế nào?
- Nhận các ưu đãi từ các sản phẩm tài chính từ các doanh nghiệp là đối tác chính thức của VWA.
- Tham dự miễn phí các hội thảo chuyên môn của VWA.
- Cung cấp các tài liệu, ấn phẩm chuyên môn của VWA dành cho hội viên chính thức.
- Niêm yết thông tin công khai và chính thức để được công nhận về năng lực lập kế hoạch tài chính và quản lý tài sản đầu tư.
- Đủ tiêu chuẩn để tiếp tục tham gia Cấp độ 3.
10. Anh đã là hội viên của AFP thì anh có mất thêm khoản phí nào để nhận AWP không?
Hội viên không cần đóng thêm khoản chi phí nào.