Nhà đầu tư cần biết: IFRSs và sự minh bạch hệ thống BCTC tại Việt Nam
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp và tổ chức tại Việt Nam áp dụng các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRSs). Việc áp dụng IFRS giúp tăng cường khả năng so sánh và tính minh bạch của hoạt động báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính lập theo IFRS được chấp nhận rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới. Chuyên gia Phan Lê Thành Long, Giám đốc CMA Australia tại Việt Nam đã có những chia sẻ trên facebook cá nhân của mình về IFRS, bài viết đã thu hút rất nhiều sự quan tâm và bình luận của mọi người.
Dưới đây là toàn bộ phần chia sẻ của anh Phan Lê Thành Long, hãy cùng AFA tìm hiểu và đưa ra quan điểm riêng của bản thân nhé!
Chuyên gia Phan Lê Thành Long – Giám đốc CMA Australia tại Việt Nam
“One of my great ambitions before I die is to fly in an aircraft that is on an airline’s balance sheet” – Một trong những tham vọng lớn nhất đời tôi trước khi chết là được bay với một chiếc máy bay được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán của một hãng hàng không.
Người phát biểu là Sir David Tweedie (Cựu Chủ tịch Uỷ ban soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế IASB), Uỷ ban ban hành Các chuẩn mực BCTC Quốc tế (IFRSs).
???????????????? ???????? – ????????????????̂ ????????̀???? ????????̉????
IFRS số 16 có hiệu lực chính thức từ 1/1/2019, và ở Việt Nam thì mình chính là người được giao phụ trách chuẩn mực này trong đề án áp dụng IFRSs được Chính phủ phê duyệt.
Ngành Hàng không, Bán lẻ, Điện lực, Dầu khí, và có thể là Than dự kiến sẽ là những ngành chịu ảnh hưởng mạnh nhất khi IFRS 16 được áp dụng trong tương lai gần ở Việt Nam. Tài sản thuê, cho dù hình thức thuê nào, cũng sẽ phải trình bày trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tương ứng với khoản vay, thay vì tình trạng “cố tình” bỏ khỏi bảng cả tài sản và biến vay thành doanh thu như hiện nay đã làm sai lệch hoàn toàn tình hình tài chính và kết quả kinh doanh được công bố.
Cũng phải đính chính lại thật rõ rằng kể cả khi IFRS 16 chưa được áp dụng thì cũng không thể ghi tài sản đi thuê dài hạn, ví dụ thuê máy bay, ngoại bảng với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Khi IFRS 16 được áp dụng thì hết cửa để cố tình lách. Vấn đề còn lại là Enforcement.
Đ????̣???? ????????́ ????????̉???? ????????????????????
So với hệ thống kế toán hiện hành tại Việt Nam thì IFRSs là một bộ đồ sộ với sự khác biệt và phát triển khổng lồ. Người hiểu được đạo lý của IFRSs thì có thể dễ dàng hiểu được ngóch ngách các BCTC trên thị trường tài chính Việt đang có những “ngụ ý” gì. Những điểm “lách” chính của BCTC Việt nằm ở chính sự khác biệt giữa Chuẩn Việt Nam và IFRSs.
Đạo lý chung xuyên suốt của IFRSs là điều chỉnh các hành vi công bố thông tin BCTC trên thị trường tài chính nhằm hướng tới ngăn ngừa những thông tin mang tính trục lợi, không phản ánh hợp lý tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì thế, ngay bây giờ, ai thực sự hiểu đạo lý của IFRSs thì dễ dàng hiểu đằng sau những con số trên BCTC nói gì, cũng như dự báo được hành vi tương lai của những người có liên quan, đặc biệt “ông chủ” thực sự của công ty, những người sở hữu một phần nhưng nắm giữ vận mệnh của toàn bộ cổ đông.
????????????????????????????
Thay vì EBITDA, thì với ngành bán lẻ và hàng không, người ta tính chỉ số EBITDAR, cộng thêm Rental ở cuối. Đấy là trước khi IFRS 16 được áp dụng. Tính EBITDAR để đảm bảo thực sự hiểu được dòng tiền của doanh nghiệp, chịu ảnh hưởng lớn của các khoản tiền thuê phải trả trong tương lai, tác động đến định giá cổ phiếu.
Vậy, những hãng bán lẻ như MWG, FRT, hay những hãng hàng không như HVN, VJC, bạn nên cộng thêm Rental vào EBITDA cho mô hình định giá.
Nhưng thôi, cá nhân mình vẫn muốn một ngày nào đó tất cả máy bay trên bầu trời nước Việt phải là On Balance Sheet như nó phải thế.
Nếu được thế thì chả có cái chuyện bán quyền mua ghi lợi nhuận ngàn tỷ mà chẳng thu đồng nào.
???????????????????????? ???????????? ????????????????????????????
Chương trình mà đến quá nửa nhân sự cấp cao cho đến new brokers của các công ty chứng khoán trên thị trường Việt đã tham dự. Khối ngân hàng thì con số chắc còn lớn hơn gấp nhiều lần.
10 năm qua thì mình dành nhiều thời gian và tâm huyết cho chương trình này chỉ để mong muốn thị trường ngày càng hiểu hơn doanh nghiệp, hành vi của chủ doanh nghiệp, phản ứng của thị trường và giá cổ phiếu, ngăn ngừa những tổn thất đầu tư do gian lận. Mình muốn chia sẻ sự theo dõi thị trường 18 năm, sự thông hiểu hệ thống BCTC Việt và IFRSs, nghiên cứu chuyên sâu về hành vi và phản ứng thị trường đến số đông.
Behind the Numbers khóa học gần nhất thì chỉ ở TPHCM khai giảng vào Thứ Bảy ngày 06/07/2019 – Chỉ còn 10 suất đăng kí cuối cùng!
Đăng kí để giữ chỗ tại đây: https://afa.edu.vn/phuong-phap-phat-hien-gian-lan-bctc-behind-the-numbers/
Thông tin chi tiết về chương trình và chuyên gia Phan Lê Thành Long: https://afa.edu.vn/