Thiếu trầm trọng nhân lực kiểm toán nội bộ chuẩn quốc tế
Kể từ ngày 1/4/2019 các công ty niêm yết sẽ có 24 tháng để hoàn thành các bước chuẩn bị cần thiết để triển khai công tác kiểm toán nội bộ (KTNB), theo quy định tại Nghị định số 05/2019/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay, quy trình thực hiện kiểm toán nội bộ trong cộng đồng doanh nghiệp còn thủ công và sự thiếu hụt nhân sự với kỹ năng phù hợp. Đặc biệt, vấn đề nhân sự để thực hiện KTNB ở hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng được quy định.
Triển vọng nghề kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ đang và sẽ là nghề nghiệp được trả lương cao nhất tại Việt Nam, với mức lương lên đến hơn 1.500USD cho một kiểm toán viên nội bộ 3 năm kinh nghiệm.
Các tập đoàn kinh tế lớn, các tổ chức ngân hàng và bảo hiểm, các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp niêm yết đều đang coi Kiểm toán nội bộ (“KTNB”) là vấn đề trọng tâm nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý rủi ro tổng thể trước khi rủi ro có thể phát tán ra bên ngoài, coi KTNB là một chuyên gia tư vấn nội bộ trong mọi hoạt động quản lý và kinh doanh.
Trong hội thảo về KTNB, chuyên gia kiểm toán nội bộ đến từ bang New South Wales, Australia đã ví KTNB như là hình ảnh “ngọn đèn hải đăng” giúp định hướng “con tàu” doanh nghiệp khi hoạt động trong môi trường đầy biến động như những cơn “bão biển”.
Kiểm toán nội bộ bắt đầu phát triển tại Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt trong khối ngân hàng thương mại (Thực hiện theo Thông tư 44/2011) và khối các công ty đa quốc gia. Các doanh nghiệp niêm yết, các tập đoàn, các tổng công ty đã bắt đầu thành lập bộ phận KTNB nhưng chưa thực sự hiểu đúng bản chất KTNB là gì, vị trí và vai trò của KTNB như thế nào.
Theo các chuyên gia quốc tế, hoạt động KTNB phải được đặt trong nền tảng Quản trị công và Khung quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ (theo khuôn mẫu do COSO ban hành). Luật Kế toán (2015), có hiệu lực từ 01/01/2017, lần đầu tiên quy định về KTNB (Điều 39), tạo tiền đề phát triển KTNB tại Việt Nam.
Tuy nhiên, vai trò và trách nhiệm của KTNB ở nhiều doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam hiện đang bị nhầm lẫn hoặc chồng chéo với các nhiệm vụ kiểm soát nội bộ hay kiểm soát tuân thủ, hỗ trợ cho Ban giám đốc.
Trong khi đó, theo thông lệ quốc tế, KTNB được biết đến là một chức năng giám sát độc lập và tuyến phòng vệ thứ ba của doanh nghiệp. Chức năng này thường xuyên rà soát và đánh giá độc lập, khách quan về hoạt động kiểm soát, quản lý rủi ro và quản trị trong nội bộ tổ chức. Qua đó, KTNB mang lại nhiều giá trị thiết thực, hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản trị và giúp Hội đồng quản trị trong các quyết định mang tính chiến lược.
Vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực kiểm toán nội bộ
Theo báo cáo đánh giá hiện trạng KTNB tại Việt Nam, phần lớn đội ngũ kiểm toán viên nội bộ hiện hành được tuyển dụng từ các ngành nghề khác như kiểm toán độc lập, kế toán hay kiểm soát hoặc được bổ nhiệm và luân chuyển từ các bộ phận khác trong nội bộ của tổ chức.
Do đó, đội ngũ nhân sự chưa thực sự hiểu được thế nào là kiểm toán nội bộ theo chuẩn, vị trí và vai trò của kiểm toán viên nội bộ, phương pháp kiểm toán nội bộ dựa trên rủi ro nhằm đáp ứng đúng chức năng “kiểm toán nội bộ là tuyến phòng thủ thứ ba” trong cơ chế quản trị của một tổ chức.
Ông Phan Lê Thành Long, chuyên gia tư vấn của Ngân hàng Thế giới tham gia dự án hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Tài chính để xây dựng Nghị định của Chính phủ về Kiểm toán nội bộ cho rằng “cùng với những cơ chế quản trị công ty (Corporate Governance) mới được ban hành cùng với Luật doanh nghiệp 2015, Nghị định về Kiểm toán nội bộ có hiệu lực từ đầu năm 2017 sẽ tạo cơ hội phát triển mạnh mẽ và chuẩn hoá theo chuẩn quốc tế hoạt động của KTNB tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực KTNB đạt chuẩn quốc tế sẽ là thách thức lớn cho Việt Nam phát triển lĩnh vực KTNB theo yêu cầu hội nhập, yêu cầu minh bạch hoá và giảm thiểu rủi ro của các doanh nghiệp niêm yết và các tập đoàn đa quốc gia. Nhưng đây lại là cơ hội cực lớn cho những ai đang và sẽ theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực KTNB”.
Trước việc nâng cao chất lượng nhân sự kiểm toán nội bộ đang là thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp khi nguồn nhân lực được đào tạo bài bản về kiểm toán nội bộ, nhất là kiểm toán nội bộ theo thông lệ và chuẩn quốc tế đang có sự thiếu hụt lớn. Chương trình đào tạo “Kiểm toán nội bộ chuẩn quốc tế – CPIA” do AFA Research & Education xây dựng, hiện là chương trình đầu tiên và duy nhất đảm bảo tính thực hành cao theo các chuẩn mực quốc tế về Kiểm toán nội bộ. Chương trình thuộc Viện Kế toán Quản trị Công chức Úc (CMA Australia) và được cấp chứng chỉ “CPIA – Certificate of Proficiency in Internal Audit”.
Chương trình Kiểm toán nội bộ Chuẩn quốc tế – CPIA hướng tới chuẩn hoá kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm nhiều năm tư vấn và thực hiện kiểm toán nội bộ của các chuyên gia, với chương trình khung theo chuẩn mực quốc tế (IPPF) do Viện Kiểm toán nội bộ Quốc tế (IIA) ban hành.
Chương trình gồm 3 module, mỗi module bao gồm 4 phần theo khung kiểm toán nội bộ quốc tế, kết hợp với những phần chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ các chuyên gia kiểm toán nội bộ trong các ngành khác nhau. Chương trình được xây dựng với các case study thực tiễn cho từng buổi học để học viên có thể bắt nhịp ngay lập tức vào nghề kiểm toán nội bộ. Anh Nguyễn Đăng Toàn – Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và định giá ATC cho biết: “Thực sự KTNB là một lĩnh vực rất khó vì vậy mình mong muốn được tiếp xúc với những case study thực tế. Trong chương trình CPIA, giảng viên đều có kinh nghiệm chuyên sâu và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, vì thế mình đã học hỏi được rất nhiều”
Đặc biệt trong năm 2019, AFA Research & Education đã mua bản quyền Bộ phim đào tạo nổi tiếng “False Assurance” (Kiểm toán sai phạm) do Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) sản xuất tích hợp vào chương trình đào tạo Kiểm toán nội bộ chuẩn quốc tế (CPIA). Bộ phim được phụ đề tiếng Việt với rất nhiều tình huống thực tế sẽ giúp học viên có cái nhìn chân thực nhất về công việc của kiểm toán nội bộ.
———————————
Thông tin chương trình CPIA 2019:
Nội dung chi tiết: https://afa.edu.vn/
– Tại TP. Hà Nội: Khai giảng ngày 17/06/2019
– Tại TP. Hồ Chí Minh: Khai giảng ngày 15/07/2019
ĐẶC BIỆT:
Ưu đãi 5% học phí trước ngày 20/5/2019 tại Tp. Hà Nội