SINH VIÊN KIỂM TOÁN CẦN HỌC GÌ, LÀM GÌ TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG!
Để có được thành công trong nghề Kiểm toán, ngay khi từ khi ngồi trên giảng đường đại học bạn cần thực hiện những điều gì? Để trả lời cho câu hỏi này, bạn Phạm Trung Linh – Governance advisor tại BDO Malaysia đã chia sẻ trên Blog cá nhân của mình bài viết rất bổ ích về việc “sinh viên kiểm toán cần học gì, làm gì trên giảng đường!”. Trung Linh là một trong những học viên đầu tiên của AFA Research & Education nhận chứng chỉ ICAEW CFAB tại Việt Nam, bạn đã thi đỗ Big4 Việt Nam và BDO Malaysia ngay cả khi mới chỉ là sinh viên năm 4, chưa tốt nghiệp ra trường.
Ảnh: Phạm Trung Linh – Governance advisor tại BDO Malaysia, cựu học viên ICAEW CFAB tại AFA
AFA xin phép được chia sẻ một đoạn trong bài viết này như sau:
Về kiểm toán mình khuyên các bạn phải có đủ những thứ sau để có một good start, đỗ các big firm:
1) Kĩ năng giải quyết vấn đề:
Cái này sinh viên Việt Nam cực yếu, vì ở nhà không dám tranh luận với bố mẹ, anh em. Ra đường không dám tranh luận với thầy cô, bạn bè vì sợ bị inti. Cứ tranh luận đi, cứ đi làm đi, rồi kĩ năng tự lên. Để ý đừng nghĩ là phải vào câu lạc bộ này, câu lạc bộ kia mới học được kĩ năng này kia, cả kể sự kiện lớp, học trên lớp hoàn toàn có thể luyện được. Nhưng chọn ai tư duy mở một tí, thành phần cục tính, hay bảo thủ nên tránh xa, tránh trường hợp bị trù ẻo, bị hại :))
2) Ngoại ngữ
Sinh viên Việt Nam ngoài ngữ cực yếu, lại hay sợ người khác nói là show off. Mình tự nhận mình là người kém ngoại ngữ nhất trong đám bạn thân, nên giờ ra chơi lúc nào cũng bắt tất cả nói chuyện bằng tiếng anh để luyện, vì mình không có thời gian để học, phải tận dụng. Bạn bè trong lớp có đứa bàn tán này kia, show off này nọ, nhưng mình không quan tâm. Nhờ thế mà trình ngoại ngữ của mình đủ để đi làm nước ngoài, dù không có quá nhiều thời gian để học.
Dân Việt Nam có tính xấu là hay quan tâm thằng khác, ghen ghét này nọ. Mình nói thằng : Ai như thế, không khá được, thời gian quan tâm linh tinh, tập trung vào phát triển bản thân đi.
Sang Malaysia 100% sinh viên học đại học bằng tiếng anh, nói chuyện bằng tiếng anh là bình thường, chẳng mấy khi dùng tiếng Malay cả. Thế người ta mới không tốn thời gian đi học ở trung tâm này kia.
Bây giờ là thời buổi hội nhập biết thêm một ngoại ngữ là có thêm một nhiều cơ hội, cứ trải nghiệm bạn sẽ thấy.
3) GPA
GPA và kiến thức chuyên ngành là vô cùng quan trọng. Đi xin việc cả Việt Nam hay nước ngoài, nhà tuyển dụng đều nhìn vào cái GPA để đánh giá, thậm chí ở đây lương khởi điểm phụ thuộc nhiều vào GPA.
Bản thân mình, nói thằng là không thích đại học, thích đi làm, tốt nghiệp mình không đi dự buổi lễ tốt nghiệp trường tổ chức. Nhưng vẫn cố học lấy bằng giỏi, vì biết rằng không có bằng giỏi thì khó mà đi đâu được, đặc biệt nước ngoài.
Mặt khác, những năm cuối, kiến thức chuyên ngành, các môn chuyên ngành liên quan trực tiếp đến công việc của bạn sau này. Vì vậy hãy cố gắng chăm chỉ học :))
4) Kĩ năng mềm khác
Các kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, …. cũng rất quan trọng, bạn có thể rèn luyện mọi lúc, mọi nơi. Đừng để một ngày khi ra trường người ta chỉ coi bạn là “mọt sách”, giao tiếp với mọi người quá kém, không biết lấy thiện cảm của người khác.
Kiểm toán là nghề giao tiếp nhiều, giao tiếp với các sếp của các công ty nhiều nên càng phải có kĩ năng tốt. Không tốt cũng được, nhưng đến lúc đi làm sẽ thấy cái giá phải trả.
5) Bằng cấp nghề nghiệp.
Bằng cấp nghề nghiệp rất quan trọng, nhưng bản phải cân bằng, nếu 3 tháng nữa muốn đỗ một công ty kiểm toán thì đừng đi học một bằng nghề nghiệp. Bằng nghề nghiệp là cái dài hạn, có nó cùng kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm, ngoại ngữ bạn có, bạn sẽ có một bước tiến trên chặng đường kế tiếp. Nhưng chắc chắn chỉ cái bằng nghề nghiệp thì không thể giúp bạn có một công việc tốt tại một công ty tốt. Cái gì cũng phải cân bằng và có chiến lược.
Sau tất cả, hãy cố gắng, sẽ nhiều nước mắt, và nhiều lần khó khăn, nhưng nếu bạn có một con đường đúng đắn và quyết tâm đi đến cùng thì sớm muộn bạn có thành công. Tôi có người anh, giỏi mọi thứ nhưng thi thực tập trượt cả 4 big 4, nhưng chỉ sau thời gian thực tập, anh thi đỗ hai big 2, 1 năm sau double lên senior. Giờ đã trở thành một nhân vật khá nổi tiếng trong công ty đó.
Tuyển dụng nhiều khi cũng do vận may, nhưng cái vận may đó không thể mãi mãi được. Bạn có khả năng, sớm muộn thì sẽ có công ty nhận ra thôi vì vốn tài năng trên trái đất này không nhiều :))
Hẹn bạn tại ước mơ của mình!
Tham khảo các bài viết khác của tôi để có cái nhìn rõ hơn về con đường nghề nghiệp:
Big firm hay small firm:
https://phamtrunglinh.wordpress.com/2016/12/31/big-firm-hay-small-firm/
Ca ngợi phương pháp tiệm tiến:
https://phamtrunglinh.wordpress.com/2016/11/20/ca-ngoi-phuong-phap-tiem-tien/
Full bài viết tại: https://phamtrunglinh.wordpress.com/2016/12/31/sinh-vien-kie%CC%89m-toan-can-ho%CC%A3c-gi-lam-gi-tren-gia%CC%89ng-duong/