fbpx

7 công việc sinh viên ngành Tài chính nên “theo đuổi”

Thị trường chứng khoán ngày một sôi động, bất động sản phát triển theo lộ trình kéo theo đó là sự khởi sắc của lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hàng loạt chi nhánh, phòng giao dịch, rộng khắp cả nước được mở rộng hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến cho những người có năng lực và được đào tạo bài bản trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Tuy nhiên, vẫn còn không ít bạn sinh viên hiểu rằng học ngành Tài chính hoặc Ngân hàng ra trường chỉ làm về ngân hàng hoặc các phòng Tài chính. Vậy, học ngành Tài chính thì sẽ có những công việc nào phù hợp nhất? Hãy cùng AFA tìm hiểu thông qua 7 công việc “hấp dẫn” nhất dưới đây!

1. Chuyên gia phân tích tài chính

Nhà phân tích tài chính là chuyên gia cao cấp về ngành tài chính, họ có kiến thức chặt chẽ và sâu rộng về hệ thống tài chính, nắm vững kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành công nghiệp đầu tư tài chính từ quản lí danh mục đầu tư đến xác định giá trị tài sản, từ chứng khoán phát sinh đến chứng khoán thu nhập cố định cũng như các phân tích định lượng; được đào tạo chuyên nghiệp, có những kiến thức và kinh nghiệm nhất định về tài chính đặt biệt trong lĩnh vực thẩm định đầu tư, phân tích kinh doanh; nắm rõ những qui định pháp luật về tài chính quốc tế, quản lí đầu tư và pháp luật nhà nước về qui định hàng hóa; ngoài ra cần có những kinh nghiệm liên quan đến hệ thống ERP(Enterprise Resource Planning: hệ thống quản trị tài nguyên doanh nghiệp) và sử dụng thành thục công cụ phần mềm quản lí dữ liệu.
 

2. Môi giới chứng khoán

Là một chuyên viên chứng khoán, các nhà môi giới chứng khoán phải vượt qua những cuộc kiểm tra trình độ chuyên môn của ngành chứng khoán, trong quá trình làm việc phải tiếp tục hoàn thiện các điều kiện bắt buộc về chứng khoán.
 

3. Giao dịch viên chứng khoán

Công việc này chủ yếu phục vụ cho những nhà đầu tư lớn, thường có xuất thân từ nhân viên giao dịch, nắm bắt tốt yêu cầu của khách hàng và làm chủ được thời gian mở phiên giao dịch. Họ có khả năng phát hiện sự thay đổi tinh tế trong mỗi phiên giảm sự mạo hiểm cho nhà đầu tư. Những người nằm ngoài cuộc thường cho rằng sự thành công của các phiên giao dịch hàng trăm tỉ đông đều do những sinh viên giỏi ở các trường đại học nổi tiếng đã phải tính toán cực kì kĩ lưỡng mới có được. Tuy nhiên trong thực tế, thao tác viên không phải là một ngành nghiên cứu học thuật. Không giống với suy nghĩ của nhiều chúng ta, các thao tác viên không phải làm việc trong môi trường căng thẳng hay bí ẩn, mà đòi hỏi sự tỉ mỉ cẩn trọng và thường bị cho là nhàm chán, bởi mỗi ngày công việc của họ hoàn toàn giống nhau. Tất nhiên sự ủy thác của khách hàng là đòi hỏi sự đầu tư của họ đạt được lợi nhuận cao nhất chính là áp lực của công việc này.
 

4. Quản lí tài chính

Dưới mắt nhà đầu tư, quản lí tài chính là một nghề bí ẩn và nhiều màu sắc. Theo qui định của “chuyên gia chứng khoán”, nhà quản lí tài chính phải được giáo dục chuyên nghiệp và nghiên cứu theo chiều sâu, có phẩm chất đạo đức cao, có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành. Sự quản lí tài chính trong công ty có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hiện nay, ở nước ta phần lớn các quỹ tài chính đều do lãnh đạo ban đầu tư chịu trách nhiệm quản lí. Các doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm quản lí riêng và quyền hạn của nhà quản lí tài chính cũng rất hạn chế.
 

5. Đại diện nhà tài trợ

Đại diện của mỗi nhà tài trợ đều đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, bởi nếu không có sự kí tên của họ trong mỗi dự án thì dù các nhà đầu tư hay cơ quan tài trợ đồng ý thì hợp đồng cũng không có hiệu lực; lương của ngành này rất cao và được sự ưu ái của nhiều ngành khác như ngân hàng, công ty môi giới…; để có được tư cách đại diện của một nhà tài trợ là rất khó khăn và bạn phải trải qua một loạt các thử thách.
 

6. Kế toán (CPA:Certified Public Accountant)

CPA ngày càng phát triển và nhu cầu nhân tài rất lớn, các kì kiểm tra hay thi lấy chứng chỉ đều rất khó. Sự kiểm tra ngặt nghèo và nguồn nhân tài khan hiếm đang trở thành mối lo cho các doanh nghiệp mong muốn tuyển dụng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.
 

7. Phân tích đánh giá bất động sản (CPV: Certified Public Valuer)

CPV có vai trò quan trọng trong quá trình giảm các chi phí giao dịch, tăng hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, và hiện nay nguồn nhân lực trong lĩnh vực này chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp cộng thêm cửa ải chứng chỉ đang trở thành câu hỏi khó cho ngành dịch vụ hái ra tiền này.

—————————————————————————————————————-

“CMA Australia – Trở thành Giám đốc Tài chính chiến lược” chương trình đào tạo chất lượng cao thực tiễn. Với 2 modun bao gồm những kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong các lĩnh vực:

???? CMA: Quản trị chi phí chiến lược (Strategic Cost Management)

???? CFO: Thiết lập và Triển khai Chiến lược tài chính thông qua Phân tích kinh doanh chiến lược (Strategic Business Analysis)

Nhiều nhà quản lý các ngân hàng đã tham gia khóa học CMA Australia như Vietcombank, BIDV, MBBank, ANZ, Standard Chartered Bank, hay các tập đoàn như Viettel, Vingroup, Unicharm, VNPT,… hay các quỹ đầu tư sau khi mua xong doanh nghiệp thì tham dự CMA để biết cách quản trị công ty, nhất là tài chính.

???? Link chi tiết: https://afa.edu.vn/cmaaustralia/

– Tại TP. Hà Nội: Khai giảng 26/04/2019

– Tại TP. Hồ Chí Minh: Khai giảng: 12/07/2019

???? ĐẶC BIỆT TẠI TP. HỒ CHÍ MINH:

Tặng 15% nếu đóng sớm trước ngày 20/04/2019.

Tặng 10% nếu đóng sớm trước ngày 31/05/2019.

 

Tháng Mười Một 28, 2017 4:39 chiều