fbpx

3 điều sinh viên học ngành Kiểm toán cần biết

Ngành kiểm toán là một ngành đầy tiềm năng cho các bạn trẻ trong thời kĩ hội nhập. Ngoài các vấn đề về học thuật và kinh nghiệm, các bạn sinh viên mới ra trường cần chú ý tới điều gì khác?

 

Cơ hội việc làm

Với mức lương tốt cùng những cơ hội phát triển trong nghề, kiểm toán vẫn là một trong những ngành thu hút sinh viên kinh tế nhất hiện nay .Ở  Việt Nam có khá nhiều công ty kiểm toán được thành lập với khoảng 35 trụ sở văn phòng hoạt động trên toàn quốc, 5 công ty đầu tư 100% vốn nước ngoài, 2 công ty liên doanh và nhiều công ty khác của Việt Nam. Trong đó có thể kể đến các công ty kiểm toán top đầu như Big4, công ty Kiểm toán An Việt, hãng Kiểm toán AASC..  Trong 10 năm tới, Bộ Tài Chính đề ra mục tiêu tăng số lượng công ty kiểm toán lên 100 công ty với 20.000 kiểm toán viên.

Nghề kiểm toán đang mở ra những cơ hội việc làm lớn cho đông đảo bạn trẻ yêu con số và thích thử thách mình. Nhưng trước hết nên nhớ rõ nghề Kiểm toán khá coi trọng bằng cấp và kinh nghiệm, vì thế công việc yêu cầu bạn cần phải tốt nghiệp đại học . Tiếp theo, để thực sự có kỹ năng và kiến thức Kiểm toán thực tế, bạn cần đi học thêm hoặc tự học một số môn sau đây: Kiểm toán,  Kế toán, Thuế, Tiếng anh…. Đặc biệt nếu được học trên những case study thực tế và trải nghiệm tất cả những bước làm việc của một kiểm toán viên thực thụ thì bạn nên đăng kí một khóa học như Kiểm toán viên chuyên nghiệp – PA (Professional Auditors). Nếu bạn đủ tự tin mình có vốn ngoại ngữ, vững chắc về kiến thức kế toán, làm việc trong áp lực, chấp nhận cân bằng được cuộc sống, khả năng làm việc nhóm… và những tố chất khác thì việc trở thành một kiểm toán viên cho một công ty lớn là rất đơn giản

 Thu nhập của một kiểm toán viên

Lương bổng của những công ty kiểm toán khá ổn. Tuy khởi đầu ở mức tương đối nhưng sau khi làm lâu sẽ tăng bậc nhanh. Chưa kể làm tốt thì các khoản đánh giá, thưởng sẽ rất tốt. Nếu bạn muốn giàu vì nghề kiểm toán, bạn phải leo lên được chức danh partner, chủ phần hùn của Big 4, nếu bạn chỉ là manager thì cũng được gọi là khá giả, chứ không giàu như là làm business đâu nhé. Còn nếu đã được làm partner thì thu nhập cũng tốt lắm, nhưng vớ được mấy vụ như Enrol, Worldcom hay Parmalat thì rồi cũng sạt nghiệp – Nhớ là partner phải chịu trách nhiệm vô hạn về ý kiến kiểm toán mình nêu ra.

Career-and-Salary

Công việc đòi hỏi người “tài”

Ngoài yêu cầu về kiến thức chuyên môn, nghề kiểm toán còn yêu cầu những người có “tài” thật sự khi phải làm việc với cường độ và áp lực công việc cao. Thực tế là rất nhiều kiểm toán viên sau 2 đến 3 năm làm việc đã quyết định chuyển sang nghề khác, lí do thì nhiều nhưng chủ yếu thì có những lí do sau:

– Stress: Phải chịu sức ép công việc rất ghê gớm để chạy cho kịp hạn nộp báo cáo. Làm thêm giờ là chuyện rất bình thường của dân kiểm toán. Với một số khách hàng có hệ thống phức tạp, hoặc báo cáo deadline chặt, thường lịch làm việc một ngày là: sáng 7h dậy để đến công ty cho đúng giờ, làm việc liên tục tại công ty hoặc tại khách hàng đến 9h đêm, đi ăn nhẹ chút gì đó rồi lại về làm tiếp đến 11h đêm. Nếu như sắp đến hạn phải ra báo cáo thì việc ngủ lại văn phòng hoặc làm đến 1 hoặc 2h sáng là bình thường.

– Kiểm toán là một trong những nghề phải đi công tác triền miên, đôi khi không balance đuợc cuộc sống: tình yêu, tình bạn, gia đình. Yêu kiểm toán viên là sẽ được trải nghiệm cảm giác yêu xa, rồi những ngày lễ quan trọng có khi cũng không được ở cùng nhau vì “Anh/Em bận đi job”. Vì thế dân kiểm toán thường yêu và lấy những người cùng nghề do hiểu và thông cảm được tính chất công việc của nhau.

– Làm kiểm toán lâu cũng làm giảm đi tính năng động vì kiểm toán là người cần thận trọng và bảo thủ. Nhiều việc sẽ đòi hỏi cao hơn vì lúc nào cũng tâm niệm là “tránh sai sót, không được mắc lỗi”. “Nhiều lúc chị cũng muốn từ bỏ, căng thẳng đến mức phải ngương lại công việc. khi đó chị lại nghĩ về những ngày mới bắt đầu thấy lại được đam mê, ý chí và nhiệt huyết. Lúc đó, ở lại hay ra đi chỉ là một quyết định. Sự quan tâm từ đồng nghiệp, sếp trưởng phòng và cả sếp tổng tiếp thêm động lực để chị luôn hết mình với công việc hiện tại!” Chị Mai Diệu Linh – nhân viên của công ty kiểm toán An Việt chia sẻ

Để tồn tại và phát triển trong môi trường vậy các bạn sẽ phải học, học và học. Nếu bạn chứng minh được năng lực, công ty sẽ cấp học bổng để học những chương trình quốc tế.

Mỗi công việc đều có những khó khăn riêng, nghề kiểm toán cũng vậy. Tuy nhiên nếu bạn đã có đam mê thì còn ngại gì mà không bắt đầu dấn thân vào công việc này?

Tips nhỏ: 
→ Chuẩn bị sớm ngay từ khi học năm 1, đặc biệt dành thời gian học những kiến thức căn bản về kế – kiểm
→ Kỹ năng mềm để tự tin giao tiếp, đặc biệt tham gia các câu lạc bộ sinh viên là 1 điểm cộng khá tốt khi các nhà tuyển dụng nhận CV của các ứng viên thực tập kiểm toán
→ Tham gia các khóa đào tạo kiểm toán với những giảng viên là các Audit Manager, Audit Partner với hơn 10 năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn nhanh chóng nhận được cái “gật đầu” từ những nhà tuyển dụng khó tính nhất.
VD: Khóa học PA13 – Kiểm toán viên chuyên nghiệp, khai giảng ngày 07/09/2018 tại TP. Hà Nội
→ Cơ hội là 1 trong 10 học viên được thực tập chính thức tại Công ty TNHH Kiểm toán An Việt, Top 8 công ty Kiểm toán uy tín nhất tại Việt Nam. Chi tiết: https://goo.gl/RScVPC

Tháng Tám 31, 2018 11:42 sáng