fbpx

CFO trong kỷ nguyên mới: Cần biết cách xây dựng chiến lược tài chính toàn diện

Giám đốc tài chính, hay còn gọi là CFO, luôn được biết đến là những người chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý và kiểm soát rủi ro tài chính, lên kế hoạch tài chính và báo cáo lên các cấp quản lý cao hơn trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên mới này, vai trò của CFO không còn giới hạn trong những công việc kể trên nữa.

Theo một nghiên cứu gần đây của Accenture, có 70% mối tương quan giữa một công ty có hiệu suất hoạt động cao với một công ty có đội ngũ Tài chính hoạt động với hiệu suất cao. Điều này có nghĩa là trách nhiệm của CFO đã thay đổi sang một trang mới. Những nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng vai trò của CFO đã thay đổi từ việc cung cấp góc nhìn “gương phản chiếu” sang vai trò của một nhà tư vấn chiến lược, lèo lái doanh nghiệp vượt qua những thời khắc khó khăn và định hướng đi tương lai cho doanh nghiệp. Hãy cùng  tìm hiểu một số công việc mà một CFO cần phải làm trong kỷ nguyên mới ngay sau đây.

Thực thi chiến lược

Thực thi chiến lược là cách thức mà một công ty tạo ra các sắp đặt có tính tổ chức cho phép công ty theo đuổi chiến lược của mình một cách hữu hiệu nhất.

Thực thi chiến lược đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị chiến lược, đây chính là giai đoạn quyết định để biến những phương án chiến lược thành hiện thực. Trong giai đoạn này, nhà quản trị chiến lược phải đảm bảo thực hiện thành công các nhiệm vụ cơ bản sau:

–      Chiến lược phải được phổ biến đến tất cả các nhân viên mà nó có tác động.

–      Phải kêu gọi được sự tham gia và ủng hộ nhiệt tình của nhân viên.

–      Phải đảm bảo đầy đủ nguồn lực cho quá trình thực thi, bao gồm về nguồn vốn, nhân lực, kỹ thuật và thời gian.

–      Phải xây dựng kế hoạch thực thi bằng cách đề ra các chỉ tiêu và ghi chép, theo dõi quá trình thực thi.

CFO phải vạch ra con đường tương lai cho công ty để tăng cường hiệu suất kinh doanh và giá trị cho cổ đông, đồng thời cung cấp góc nhìn tài chính để đột phá và gia tăng lợi nhuận.

Xây văn hoá công ty

Văn hóa công ty giống như tính cách và đời sống tinh thần của con người, ảnh hưởng đến lối sống, hành vi của người đó. Xây dựng văn hóa công ty quyết định sự thành bại và tồn tại lâu dài của mỗi doanh nghiệp.

CFO cần biết rằng văn hóa công ty rất quan trọng và nó có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của tổ chức, nhưng đa phần ít ai hiểu hết giá trị cốt lõi đó. Hoặc nếu có nhưng cũng không cải thiện mấy bởi việc làm nên văn hóa công ty là cả vấn đề, nó có thể “tạo môi trường làm việc tích cực hơn”, cải thiện năng suất lao động của nhân viên, hay thậm chí nó có thể tạo nên chiến lược hoạt động cho công ty.

Với vai trò là một lãnh đạo công ty, hãy tìm hiểu rõ mục tiêu cũng như hướng đi cần ưu tiên nhất là gì? Bởi theo nghiên cứu để có nền văn hóa đủ mạnh đi kèm với hiệu suất cao thì cần có tầm nhìn, chiến lược và thái độ của nhân viên. Đây được xem là 3 yếu tố cấu thành nên một tổ chức vững bền. Nếu doanh nghiệp thiếu bất kỳ yếu tố nên cần xem xét và bổ sung ngay càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, văn hóa ưu tiên “thực học” của Starbucks – hãng café nổi tiếng thế giới luôn được các lãnh đạo thế giới noi theo. Họ mạnh dạn đầu tư đào tạo nhân viên bao gồm các khóa học ngắn hạn và dài hạn. Chính cựu chủ tịch công ty Howard Behar tin rằng khi doanh nghiệp quan tâm nhân viên thế nào thì chính người nhân viên ấy sẽ quan tâm đến khách hàng y như vậy.

Huy động vốn

Tiền bạc chính là huyết mạch của công ty bạn,mặc dù tất cả chúng ta nên bước vào kinh doanh với niềm khao khát được làm những việc mình thích và tạo ra sự khác biệt cho những người mà chúng ta phục vụ thì tiền bạc vẫn là thứ không thể bỏ qua đây là vấn đề chúng ta luôn cần phải quản lý và quan tâm thích đáng để đạt được thành công. Robert Kiosaki đã nhấn mạnh như vậy rất nhiều lần trong cuốn sách nổi tiếng “dạy con làm giàu tập 1” về tầm quan trọng của thông minh tài chính trong quá trình làm giàu.

CFO giờ sống trong thị trường vốn. Phải chịu trách nhiệm chính các đợt huy động vốn lớn và ra quyết định M&A.

Quản trị hiệu quả

Theo James Stoner: “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra”. Nếu nhà lãnh đạo quản trị doanh nghiệp không tốt có thể gây nghi ngờ về độ tin cậy, tính vẹn toàn và nghĩa vụ của công ty đối với các cổ đông, dễ tác động tới tình trạng sức khỏe tài chính doanh nghiệp của công ty.

Các công ty không hợp tác với kiểm toán viên hoặc không lựa chọn kiểm toán viên đủ tiêu chuẩn sẽ có thể công bố kết quả tài chính sai lệch và không phù hợp. Ngược lại, quản trị doanh nghiệp tốt sẽ giúp tạo ra một bộ quy tắc và kiểm soát tính minh bạch, nhất là đối với các cổ đông, giám đốc và các quản lý trong doanh nghiệp.

Hầu hết các công ty đều cố gắng thực hiện việc quản trị doanh nghiệp một cách tốt nhất. Việc quản trị doanh nghiệp không chỉ đơn thuần nhằm tạo ra lợi nhuận mà còn thể hiện văn hóa công ty, các giá trị đạo đức nghề nghiệp.

Nắm được các kỹ năng quản trị doanh nghiệp có thể đảm bảo sự phát triển vững mạnh của công ty.

CMA Australia – Chương trình đào tạo chất lượng cao thực tiễn nhất để có một Strategic CFO. Với 2 modun bao gồm những kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong các lĩnh vực:

???? CMA: Quản trị chi phí chiến lược (Strategic Cost Management)

???? CFO: Thiết lập và Triển khai Chiến lược tài chính thông qua Phân tích kinh doanh chiến lược (Strategic Business Analysis)

Nhiều nhà quản lý các ngân hàng đã tham gia khóa học CMA Australia như Vietcombank, BIDV, MBBank, ANZ, Standard Chartered Bank, hay các tập đoàn như Viettel, Vingroup, Unicharm, VNPT,… hay các quỹ đầu tư sau khi mua xong doanh nghiệp thì tham dự CMA để biết cách quản trị công ty, nhất là tài chính.

???? Link chi tiết: https://afa.edu.vn/cmaaustralia/

– Tại TP. Hà Nội: Khai giảng 26/04/2019

– Tại TP. Hồ Chí Minh: Khai giảng: 12/07/2019

???? ĐẶC BIỆT:

Tặng 10% nếu đóng sớm trước ngày 31/03/2019.

Tặng 5% nếu đóng sớm trước ngày 20/04/2019.

Ngoài ra, ưu đãi thêm 5% khi đóng nhóm 3 người.

 

 

 

Tháng Ba 20, 2019 5:31 chiều