Chuyên Viên Phân Tích Tài Chính (Financial Analyst) có phải là lựa chọn duy nhất cho sinh viên ngành tài chính?
Bạn là sinh viên ngành tài chính hoặc đang học những môn học liên quan đang băn khoăn không biết liệu vị trí chuyên viên phân tích tài chính có phải lựa chọn nghề nghiệp duy nhất sau khi ra trường hay không?. Thông qua bài viết sau, AFA Research & Education xin đưa ra các lựa chọn dựa theo sở thích cũng như điểm mạnh dành cho bạn.
Dù ở bất cứ công việc nào thì đều cần có nền tảng học thuật tài chính vững vàng, điều này sẽ giúp bạn có tư duy logic tốt, nhanh nhạy trong mọi lĩnh vực từ Sales, Marketing đến Hành chính nhân sự, Kế toán, Kiểm toán, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị – Kinh doanh. Đặc biệt với kỹ năng có được khi học chuyên ngành tài chính, bạn sẽ rất dễ kiếm một công việc tốt, có triển vọng thăng tiến và tương lai rộng mở.
Dưới đây là một số kỹ năng bạn có được khi học chuyên ngành tài chính như:
- Kỹ năng phân tích để xem xét báo cáo tài chính.
- Thẩm định tình hình tài chính của các công ty, tổ chức.
- Đánh giá các khía cạnh định lượng, định tính của các vấn đề kinh doanh.
- Đánh giá ý nghĩa tài chính của các hoạt động của công ty và cá nhân.
- Cơ sở về bảng tính và phần mềm để xử lý, trình bày dữ liệu tài chính.
- Kỹ năng tính toán để xử lý số liệu.
Tuy nhiên để áp dụng được những kỹ năng này vào thực tế công việc thì rất cần phải có sự đầu tư trong quá trình học tập mà khó nhất là việc thiếu các kinh nghiệm thực tế. Do đó, chương trình CGBA – Phân tích tài chính và kinh doanh toàn cầu với sự kết hợp nội dung chuẩn của các quỹ đầu tư lớn trên thế giới cùng phân tích tài chính – phân tích kinh doanh sẽ giúp học viên có ít nhất từ 2 năm kinh nghiệm làm analyst trở lên.
CGBA gồm có 4 modules chính:
Module 1: Phân tích kinh doanh chiến lược
Module 2: Đọc hiểu và Phân tích báo cáo tài chính
Module 3: Phân tích cấu trúc Tài chính công ty
Module 4: M&A và định giá công ty
Một số nội dung khác biệt và được chú ý như Phân tích chiến lược kinh doanh, đánh giá chất lượng lợi nhuận, các vấn đề về M&A, bên cạnh những nội dung chuẩn về phân tích báo cáo tài chính và cấu trúc tài chính. Chi tiết xem Tại đây.
Sau khi tự đánh giá các kĩ năng tài chính đã có, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các công việc liên quan như sau:
1/ Người lập kế hoạch tài chính
Chuyên ngành tài chính tìm hiểu về nhiều loại phương tiện đầu tư và kiến thức này có thể giúp các nhà lập kế hoạch tài chính tư vấn cho khách hàng về quản lý tài chính cá nhân của họ. Ngoài ra, chuyên ngành tài chính có thể giải mã xu hướng trên thị trường chứng khoán và áp dụng quan điểm này vào việc lập kế hoạch. Thêm nữa, nhờ các nguyên tắc kế toán mà người lập kế hoạch tài chính có thể đưa ra các kế hoạch phù hợp cho các nhà đầu tư cá nhân. Vì vậy, nếu học chuyên ngành tài chính bạn có thể lựa chọn việc làm này.
2/ Chuyên viên phân tích tài chính
Đây là đáp án quen thuộc nhất cho câu hỏi “học tài chính ra làm gì?” mỗi khi câu hỏi này được đặt ra. Nhiệm vụ của vị trí công việc này chính là:
Nghiên cứu cổ phiếu, trái phiếu, công ty và các ngành công nghiệp
Sau đó hỗ trợ ngân hàng, nhà đầu tư, nhân viên tài chính doanh nghiệp trong việc:Những việc làm hấp dẫnmau cv xin viec lam
+ Sáp nhập
+ Mua lại
+ Chào bán cổ phiếu/trái phiếu
+ Mở rộng công ty
+ Tái cấu trúc công ty
Họ có thể tận dụng các kỹ năng để xem xét các báo cáo tài chính và dữ liệu tài chính khác. Ngoài ra, các nhà phân tích tài chính xây dựng các mô hình và tiến hành các phân tích định lượng phức tạp. Sau đó, họ sẽ đưa ra các báo cáo chi tiết về phát hiện của họ và trình bày những phân tích này cho các thành viên khác trong nhóm tài chính hoặc ngân hàng.
3/ Chuyên gia quan hệ nhà đầu tư
Ngoài hai vị trí công việc trên, sinh viên chuyên ngành tài chính có thể lựa chọn vị trí chuyên gia quan hệ nhà đầu tư (Investor Relations Associate) để làm nghề nghiệp tương lai.
Các chuyên gia quan hệ đầu tư sẽ chuẩn bị, trình bày thông tin về công ty hoặc khách hàng doanh nghiệp của họ cho các nhà đầu tư, nhà phân tích và truyền thông doanh nghiệp. Họ phải hiểu, giải thích, làm nổi bật và trình bày thông tin từ báo cáo tài chính. Các công cụ phân tích và phần mềm được phát triển thông qua chuyên ngành tài chính sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình này.
Do đó, những người có kỹ năng viết, tổ chức và khả năng giao tiếp mạnh mẽ trong chuyên ngành tài chính sẽ là những người có thể phát triển mạnh mẽ tại vị trí công việc này.
4/ Chuyên viên phân tích ngân sách
Đáp án tiếp theo câu hỏi “học tài chính ra làm gì?” chính là vị trí chuyên viên phân tích ngân sách. Tại vị trí này, họ áp dụng các nguyên tắc tài chính cho các dự án và các đề xuất trong các lĩnh vực kinh doanh, giáo dục, chính phủ và phi lợi nhuận. Họ phân tích ngân sách và đánh giá tác động tài chính của việc tiếp tục kinh doanh và liên doanh mới. Do đó, các nhà phân tích ngân sách cần phải có kỹ năng phân tích và giao tiếp cần thiết để thành công.
5/ Nghề định phí bảo hiểm
Nghề định phí bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp định hướng tài chính như bảo hiểm, ngân hàng, cơ quan xếp hạng và công ty kế toán. Sinh viên tốt nghiệp ngành tài chính với các kỹ năng toán học mạnh là ứng viên lý tưởng cho vị trí này. Tại vị trí định phí bảo hiểm, bạn sẽ tính toán khả năng của các sự kiện khác nhau và để đánh giá hậu quả tài chính cho những kết quả đó. Sau đó, bạn sẽ trình bày các khuyến nghị cho các nhà quản lý tại công ty và thuyết phục người khác về sự đúng đắn trong các quyết định.
6/ Kế toán
Đáp án quen thuộc tiếp theo cho câu hỏi “học tài chính ra làm gì?” là vị trí kế toán. Chuyên ngành tài chính học cách xây dựng, giải thích và phê bình báo cáo tài chính trong khi hoàn thành thành phần kế toán của nghiên cứu của họ. Do đó, họ có khả năng thực hiện công việc kế toán phức tạp trong các ngành định hướng tài chính. Vì vậy, lựa chọn vị trí kế toán sau khi ra trường cũng là lựa chọn nghề nghiệp phổ biến của sinh viên ngành tài chính.
7/ Chuyên viên phân tích tín dụng
Chuyên viên phân tích tín dụng đánh giá tình hình tài chính của triển vọng cho vay và đánh giá các rủi ro liên quan đến việc cung cấp tài chính. Chuyên ngành tài chính học cách thẩm định khả năng tài chính của các đơn vị và giải thích hồ sơ tài chính và dữ liệu của họ. Tư duy điều tra của một chuyên gia tài chính sẽ cho phép nhà phân tích tín dụng xem xét tính hợp pháp của thông tin tài chính được cung cấp bởi khách hàng.
Chuyên ngành tài chính phân tích xu hướng trong các ngành có thể tác động đến khả năng của các tổ chức để tạo thu nhập cần thiết để trả nợ. Họ có các kỹ năng giao tiếp cần thiết cho các nhà phân tích tín dụng để trích xuất thông tin từ các khách hàng tiềm năng và truyền đạt các phân tích cho các đồng nghiệp. Do đó, nghề chuyên viên phân tích tín dụng cũng là một sự lựa chọn nghề nghiệp hợp lý cho sinh viên chuyên ngành tài chính.
Trên đây là giải đáp của AFA cho câu hỏi “Chuyên Viên Phân Tích Tài Chính (Financial Analyst) có phải là lựa chọn duy nhất cho sinh viên ngành tài chính?”. Với việc thông hiểu kiến thức tài chính, bạn sẽ dễ dàng tìm được công việc như ý và phát triển sự nghiệp cho bản thân.
Phân tích tài chính và kinh doanh toàn cầu (Certified Global Business Analyst) – CGBA .Chương trình đào tạo kiến thức tài chính từ nền tảng đến chuyên sâu.
Chi tiết: https://afa.edu.vn/phantichtaichinh/
Business, Technology & Finance – Khai giảng 4/3/2021. Chương trình căn bản về tài chính, kinh doanh và áp dụng công nghê trong thời đại 4.0.
Chi tiết: https://afa.edu.vn/icaew-cfab-business-technology-and-finance/